Hai năm trở lại đây, doanh nghiệp Việt đang đẩy mạnh gọi vốn qua kênh phát hành trái phiếu. Trong đó, khối doanh nghiệp ngân hàng được xem là áp đảo trong cuộc đua phát hành trái phiếu. Tuy rằng lãi suất trái phiếu ngân hàng thấp hơn hẳn so với trái phiếu các doanh nghiệp bất động sản và du lịch nhưng vẫn cháy hàng. Thậm chí, trái phiếu 3 không của ngân hàng còn đắt khách hơn trái phiếu lãi suất 18%/năm của doanh nghiệp bất động sản. Điều đó cho thấy, trái phiếu ngân hàng đang là kênh đầu tư an toàn và uy tín tiếp theo, xếp sau trái phiếu chính phủ. Năm 2020, ACB về thứ 3 trên bảng xếp hạng giá trị trái phiếu ngân hàng được phát hành. Ngày 3/6 vừa qua, ACB đã phát hành thành công 1.200 tỷ đồng trái phiếu nữa ra thị trường đại chúng.

ACB phát hành 1.200 tỷ đồng trái phiếu lãi suất 4%/năm

Trái phiếu ACB

Trái phiếu của ACB có lãi suất 4%/năm, lãi được trả định kỳ mỗi năm một lần. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền; không phải nợ thứ cấp và không có tài sản đảm bảo.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố kết quả phát hành trái phiếu riêng lẻ đợt 1 lần 3 năm 2021. Cụ thể, hôm 3/6 vừa qua, ngân hàng đã phát hành 1.200 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm. Nhằm tăng quy mô vốn hoạt động.

Trái phiếu có lãi suất 4%/năm, lãi được trả định kỳ mỗi năm một lần. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền; không phải nợ thứ cấp và không có tài sản đảm bảo.

Theo kết quả phát hành, số trái phiếu này đã được mua bởi ba tổ chức trong nước. Theo thông tin công bố trên HNX, hai công ty chứng khoán đã mua lô trái phiếu này của ACB. Mục đích của đợt phát hành là để tăng quy mô vốn hoạt động. Cụ thể là hỗ trợ đảm bảo tính ổn định, bền vững nguồn vốn của ngân hàng. Nhằm phục vụ nhu cầu cấp tín dụng cũng như đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu an toàn. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

ACB trong cuộc đua phát hành trái phiếu ngân hàng

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Trong quý II, ACB đã dồn dập huy động vốn thông qua kênh trái phiếu. Chỉ riêng trong tháng 4 và tháng 5, ACB đã huy động được 5.000 tỷ đồng qua ba đợt phát hành. Chiếm 15% tổng lượng trái phiếu phát hành của các ngân hàng thương mại trong cùng kỳ. Theo số liệu của Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam.

Một số tổ chức tín dụng khác cũng huy động được lượng vốn lớn từ trái phiếu hai tháng vừa qua là VPBank (8.900 tỷ đồng – 15 đợt), TPBank (5.000 tỷ đồng – 6 đợt), VIB (4.000 tỷ đồng – 3 đợt).

Mới đây, ACB đã chốt danh sách cổ đông được nhận cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%. Sau khi chia xong, vốn điều lệ của ACB dự kiến được nâng lên mức 27.019 tỷ đồng.

Tại đại hội cổ đông thường niên vừa qua, ACB cho biết việc tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn đối với ngân hàng, tăng nguồn vốn trung, dài hạn cho các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu Chính phủ, thêm nguồn vốn để cải tạo, đầu tư các dự án chiến lược trong những năm tới.

Kết thúc quý I/2021, ACB lãi trước thuế 3.104 tỷ đồng, cao hơn 61% so với cùng kỳ năm 2020. Tại ngày 31/3, tổng tài sản ở mức 449.515 tỷ đồng, tăng 1,1% so với đầu năm. Tiền gửi khách hàng giảm 0,3% xuống 352.217 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 4% lên 324.311 tỷ đồng. Nợ xấu của ACB ở mức 2.954 tỷ đồng, tăng gần 61% so với cuối năm 2020.