Tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán phái sinh đang là vấn đề được đông đảo mọi người quan tâm rất nhiều. Mặc dù mới xuất hiện trong vài năm gần đây, thế nhưng thị trường này vẫn không hề thua kém bất cứ loại hình chứng khoán nào khác. Bởi nó sở hữu được nhiều các ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên sẽ có những sự biến động thị trường khiến các nhà đầu tư cũng vô cùng hoang mang. Vào đầu tháng 6/2021, các hợp đồng tương lại bị giảm điểm mạnh nhưng thanh khoản vẫn tăng nhẹ. Hãy cùng với stmattshh.com tìm hiểu thêm về các hợp đồng tương lai này ngay bây giờ nhé.

Các hợp đồng tương lai bị giảm điểm mạnh

Các hợp đồng tương lai đang có đà giảm điểm mạnh trong phiên đầu tuần. Vì phía trước đã gặp áp lực điều chỉnh lớn của thị trường cơ sở. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường phái sinh chỉ cải thiện nhẹ, bất chấp biên độ dao động của các hợp đồng tương lai rất lớn. Trên thị trường phái sinh phiên đầu tuần vào ngày 07/6, các hợp đồng tương lai đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ. Tương tự diễn biến của chỉ số cơ sở. Theo đó, thì các hợp đồng tương lai lần lượt giảm từ -20,9 điểm đến -24,3 điểm; trong khi mức giảm của chỉ số cơ sở là -24,25 điểm.

Hợp đồng tháng hiện tại của VN30F2106 giảm -20,9 điểm. Hiện đang trong bối cảnh thị trường cơ sở diễn biến thận trọng trong phiên đầu tuần. Mặc dù vậy, mức biến động thấp hơn diễn biến của VN30 giúp hợp đồng tháng 6 quay lại với khoảng cách chênh lệch dương (+0,9 điểm). Các hợp đồng tương lai còn lại cùng chung trạng thái giảm mạnh tuy nhiên chênh lệch âm vẫn duy trì. Biên độ từ -14,1 đến -6,8 điểm.

Các hợp đồng tương lai bị giảm điểm mạnh

Thanh khoản thị trường phái sinh tăng nhẹ

Không như điểm số, xét về tính thanh khoản của thị trường phái sinh. Nó đang chỉ có mức tăng trưởng nhẹ nhàng. Mặc dù bất chấp luôn cả việc thị trường tương lai dao động với biên độ lớn. Khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai đạt 196.723 hợp đồng, tăng nhẹ +5,6% so với phiên kế trước. Giá trị giao dịch vì thế cũng chỉ tăng nhẹ, đạt 29.280 tỷ đồng. Trong khi đó, khối lượng hợp đồng mở lại tăng mạnh, đạt 33.609 hợp đồng.

VN30-Index bị giảm biên độ, phải chịu nhiều áp lực

Trên thị trường cơ sở, chỉ số VN-Index diễn biến giằng co quanh tham chiếu đến giữa phiên sáng. Trước khi cung chốt lời gây áp lực tại nhóm vốn hóa lớn và kéo theo mức biến động mạnh của chỉ số này. Chỉ số có thời điểm quay về dưới vùng hỗ trợ 1.350 điểm. Tuy nhiên lực cầu phản ứng tích cực quanh ngưỡng này tạo điều kiện để VN-Index dần thu hẹp đà giảm vào cuối phiên. Chỉ số đóng cửa tại mức 1.358,78 điểm (-1,1%).

VN30-Index phải chịu áp lực nhiều hơn trong các nhóm vốn hóa với biên độ giảm -1,61%, về mức 1.484,1 điểm. Vận động của nhóm vốn hóa lớn được phản ánh thông qua trạng thái đi xuống của nhóm tài chính này. Khi mà các mã cổ phiếu là TCB, BID, MBB, ACB đều giảm trên 4%. Trong khi đó giá SHB mất -7,7% điểm số, tác động mạnh nhất lên mức giảm -3,38% của HNX-Index.

VN30-Index bị giảm biên độ, phải chịu nhiều áp lực

Cổ phiếu dầu khí tiếp tục trên đà tăng trưởng giá theo quán tính

Thị trường chung điều chỉnh, tuy nhiên nhiều lĩnh vực vẫn ghi nhận sắc xanh chiếm ưu thế. Trong đó, nhiều cổ phiếu dầu khí lại tiếp tục trên đà tăng trưởng mức giá theo quán tính. Của phiên liền trước chẳng hạn như PVD (+4,7%), BSR (+5,7%). Và các nhóm khu công nghiệp, dệt may và thủy sản cùng chung trạng thái. Trong đó một số cổ phiếu cho mức sinh lời ấn tượng gồm có GVR (+5%), ANV (+6%), VGT (+3,8%),…

Khối lượng khớp lệnh mặc dù giảm xuống so với phiên liền trước. Đạt được 840 triệu đơn vị thế nhưng hiện vẫn duy trì ở mức cao so với bình quân 20 phiên gần nhất (708,7 triệu đơn vị). Khối ngoại bán ròng -646 tỷ đồng trên HOSE. Theo các chuyên gia của SSI Research, sau nhịp điều chỉnh, khả năng đi lên của chỉ số VN30 vẫn còn nhờ dòng tiền mạnh. Tuy nhiên quản trị rủi ro vẫn cần được chú trọng trong giai đoạn này.