Các ngân hàng Trung ương đang có động thái thu mua vàng với số lượng lớn. Dấu hiệu để nhận định điều này chính là giá bán ra từ hầm vàng Trung ương là khá cao. Mức chênh lệch lên tới 50 cent/ounce. Sự chênh lệch này cao hơn mức qui định tại London. Việc mua bán vàng tại đây được thực hiện bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế. Việc thu mua vàng từ các nhà đầu tư được cho là để phòng ngừa nguy cơ lạm phát. Và trong các ngân hàng thu gom vàng, Ấn Độ là nước mua vàng nhiều nhất. Nước này đã thu mua 11,2 tấn vàng.
Mục lục
Hầm vàng của ngân hàng Trung ương Anh – BOE
Bên dưới đường Threadneedle tại London City, khu tài chính thủ đô Anh quốc. Là một mê cung tám hầm vàng của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE). Mỏ vàng có diện tích tương đương 27.870 mét vuông. Và chứa số vàng thỏi trị giá tổng cộng khoảng 141 tỉ bảng Anh. Tương đương 200 tỉ USD. Các bức tường bê tông dày đến mức không có bất cứ mùi hay tiếng động nào có thể nghe thấy ở đây.
Hầm vàng của BOE là một trong những kho vàng lớn nhất thế giới. Tại đây, BOE vừa có dự trữ vàng của riêng mình. Vừa thực hiện dịch vụ giữ hộ vàng cho khách hàng là ngân hàng trung ương của các quốc gia khác hoặc ngân hàng thương mại. Bình thường, giá mua bán vàng tại hầm vàng này chỉ cao hơn hoặc thấp hơn vài cent mỗi ounce so với giá tại các hầm vàng khác ở London. Do các ngân hàng thương mại như JPMorgan Chase vận hành.
Dấu hiệu cho thấy ngân hàng Trung ương đang gom vàng
Thời gian gần đây, vàng giữ hộ tại hầm vàng ở London của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đang được bán với chênh lệch giá cao bất thường. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy các ngân hàng trung ương trở lại thị trường để gom mua vàng – hãng tin Bloomberg cho hay. Nhưng trong khoảng 1 tuần trở lại đây, vàng bán ra từ hầm vàng BOE có giá cao hơn tới 50 cent/ounce so với giá tiêu chuẩn tại London – giới giao dịch tiết lộ. Chênh lệch này ít nhất một phần do hoạt động mua vàng của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS). Đây là đơn vị thường đứng ra giao dịch vàng thay mặt cho các ngân hàng trung ương – nguồn thạo tin nhận định.
Nguồn tin nói rằng, BIS đã mua tới 1 triệu ounce vàng từ số vàng mà nhiều ngân hàng thương mại cất giữ ở hầm vàng của BOE. Với mức giá cao hơn từ 30-40 cent/ounce so với giá thị trường. Phần chênh lệch cao hơn (premium) của giá vàng tại hầm vàng BOE so với giá thị trường đã tăng lên. Tới 50 cent/ounce vào cuối tuần trước, rồi giảm về 20-40 cent/ounce, các nhà giao dịch cho hay. Trong khi đó, vào những thời điểm bình thường, chênh lệch chỉ dao động từ 0-20 cent/ounce. Các nhà giao dịch nhận định rằng đây là một dấu hiệu cho thấy có một hoặc một vài ngân hàng trung ương đang gom vàng để tăng dự trữ.
Việc thu mua vàng giúp duy trì xu hướng tăng giá vàng
Nhu cầu của các ngân hàng trung ương là một trụ cột quan trọng cho sự tăng giá vàng trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, trong quý 3/2020, các ngân hàng trung ương lại bán ròng vàng. Tranh thủ mức giá vàng lên cao kỷ lục. Nhu cầu mua vàng trở lại của các ngân hàng trung ương. Điều này có thể sẽ giúp duy trì xu hướng tăng giá gần đây của giá vàng. Sau khi giá kim loại quý này đến nay đã hồi phục được toàn bộ phần mất mát từ đầu năm.
Tháng trước, Ngân hàng Trung ương Thái Lan nâng dự trữ vàng lên 6,35 triệu ounce. Từ mức 4,95 triệu ounce hồi tháng 3. Theo dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho hay. Vào tháng 3, Hungary tăng gấp 3 lần dự trữ vàng. Đánh dấu một trong những đợt mua vàng lớn nhất của một ngân hàng trung ương trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Dữ liệu từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho thấy các ngân hàng trung ương đã mua ròng vàng trong tháng 2. Dẫn đầu là Ấn Độ mua 11,2 tấn.
Giới đầu tư thu mua vàng phòng ngừa rủi ro lạm phát
Giá vàng đang ở vùng 1.900 USD/oz. Tiến tới hoàn tất tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 7/2020. Giới đầu tư toàn cầu đang mua vàng để phòng ngừa rủi ro lạm phát. Khi giá vàng giảm mạnh vào đầu năm nay, ít nhất một số ngân hàng trung ương đã quay trở lại mua vàng. Những năm qua, các ngân hàng trung ương đã xem vàng như một kênh đầu tư hữu hiệu. Để nhằm đa dạng hoá danh mục khỏi đồng USD. Bảo toàn giá trị dự trữ ngoại hối quốc gia ở những thời điểm Mỹ áp dụng chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo và bơm tiền ồ ạt vào nền kinh tế. Điều này gây áp lực lạm phát lớn.
Thực tế, sự quan tâm trở lại đối với vàng xuất hiện sau khi CPI tháng 4 của Mỹ tăng 4,2%. Đây là mức tăng cao nhất trong 13 năm. Trong khi đó, chi phí sản xuất tại Mỹ cũng tăng 6,2% trong tháng qua. Mức tăng lớn nhất trong lịch sử. Theo các số liệu kinh tế của Mỹ trong tuần này cho thấy giá tiêu dùng tăng cao hơn dự kiến. Và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng.