Nếu nói thời điểm quý 1 năm 2021 tình hình căng thẳng đến từ thanh khoản đang lên cao thì đến quý 2 tình hình đã dược dần ổn định, theo BVSC thì việc căng thẳng thanh khoản giảm là nhờ vào việc cầu tín dụng đang giảm dần, điều đó cũng có thể là một báo hiệu tốt dành cho tình hình tài chính ngân hàng thời điểm hiện tại, tuy vậy việc tín dụng giảm cũng cũng kéo theo một số hệ lụy xấu dành cho các ngân hàng, nhưng với tình hình dịch hiện tại thì việc cân đối giứa thanh khoản và cầu tín dụng là vô cùng khó khăn

Cầu tín dụng giảm nhẹ trong quý 2

BVSC cho rằng, diễn biến căng thẳng trở lại của dịch bệnh Covid – 19 cùng những tác động tiêu cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều khả năng đã làm giảm nhu cầu tín dụng trong các tuần vừa qua

Số liệu mới công bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tính tới ngày 15/6/2021, tăng trưởng tín dụng đạt 5,1%, tăng nhanh hơn so với cùng kỳ, khi tính tới cuối tháng 6/2020, tín dụng mới chỉ tăng 3,65%

BVSC báo cáo về cầu tín dụng

Tuy nhiên, theo Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tín dụng đang có dấu hiệu đà tăng chậm lại khi mức tăng tín dụng so với cùng kỳ (13,7%) đang thấp hơn so với 3 tháng trước đó (13,93% trong tháng 3; 14,3% trong tháng 4 và 15,07% trong tháng 5)

Và BVSC cho rằng, diễn biến ngày càng căng thẳng trở lại của dịch bệnh Covid19 cùng những tác động tiêu cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều khả năng đã làm giảm nhu cầu tín dụng trong các tuần vừa qua

Nhu cầu tín dụng giảm đã phần nào hỗ trợ giảm căng thẳng thanh khoản và giúp cho lãi suất liên ngân hàng giảm nhẹ trở lại trong các tuần gần đây, gần nhất, từ ngày 10/06 đến 17/06/2021, lãi suất liên ngân hàng tiếp tục có diễn biến giảm ở cả 3 loại kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần, với mức giảm lần lượt là 0,06%; 0,01% và 0,09%, xuống mức 0,95%; 1,17% và 1,45%/năm

Thanh khoản giảm căn thẳng trong quý 2

Chênh lệch tiền gửi – tín dụng đã thu hẹp khoảng 160 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2020:

  • Thanh khoản các ngân hàng thương mại bớt dư thừa
  • Khiến lãi suất trên liên ngân hàng tăng thêm khoảng 35-53 điểm phần trăm
  • So với thời điểm cuối tháng 4, duy trì quanh mức 1,3%/năm
  • Với kỳ hạn qua đêm, 1,5%/năm với kỳ hạn 1 tuần

Tại TPHCM, báo cáo của NHNN chi nhánh TPHCM cũng cho biết, đến 31/5:

  • Tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 2,97 triệu tỷ đồng
  • Tăng 0,74% so với tháng trước và tăng 2% so với cuối năm 2020
  • Nguyên nhân của mức tăng chậm này chủ yếu do tác động của dịch Covid-19
  • Đến các lĩnh vực kinh tế của thành phố

Thanh khoản giảm

Trong khi đó, tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TPHCM đến 31/5:

  • Ước đạt 2,65 triệu tỷ đồng
  • Tăng 1,02% so với tháng trước và tăng 4,7%
  • So với cuối năm 2020 – cao hơn đáng kể
  • So với mức tăng 1,75% trong cùng kỳ năm trước

Tuy nhiên, báo cáo của SSI Research cho biết. Cung cầu VND trên liên ngân hàng vẫn rất ổn định. NHNN vẫn tạm ngừng giao dịch trên thị trường mở trong 3 tháng qua, đặc biệt sẽ có một lượng tiền đồng lớn bơm ra từ các giao dịch bán ngoại tệ có kỳ hạn sẽ được thực hiện trong tháng 7 và tháng 8 tới