Phát hành trái phiếu được xem là kênh huy động vốn hiệu quả nhất hiện nay giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhanh hơn với nguồn vốn đầu tư. Theo như các báo cáo và khảo sát tài chính cho thấy, giá trị phát hành trái phiếu ngày càng tăng và tỷ lệ trái phiếu 3 không cũng đã giảm về số lượng. Trong khi đó, thêm nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán quốc tế đã cho thấy dấu hiệu mở của thị trường và tăng tính cạnh tranh đầu tư quốc tế. Tổng giá trị trái phiếu qua kênh chứng khoán nội địa và trên sàn quốc tế đều cho thấy những con số đi lên trong thời gian qua.

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu với giá trị tăng mạnh

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu

Các doanh nghiệp đã phát hành 47 đợt trái phiếu với tổng trị giá 28.910 tỉ đồng trong tháng 5. Đặc biệt có 1 đợt trái phiếu xanh trên thị trường quốc tế của Công ty CP bất động sản BIM huy động 200 triệu USD.

Theo báo cáo của Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam; các doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu riêng lẻ 46 đợt trong nước. Với tổng giá trị phát hành đạt 28.410 tỉ đồng. Một đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ra công chúng trong nước. Với tổng giá trị 500 tỉ đồng của Công ty cổ phần Glexhomes. Và 1 đợt phát hành trái phiếu xanh trên thị trường quốc tế của Công ty CP bất động sản BIM. Với giá trị phát hành 200 triệu USD.

Như vậy so với tháng 4, số đợt phát hành trái phiếu trong nước tháng 5 tăng 10 đợt. Với giá trị phát hành lại giảm hơn 1.169 tỉ đồng. Và đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế giảm 300 triệu USD. Trong tháng 4, Công ty CP Tập đoàn Vingroup phát hành 1 đợt trái phiếu trị giá 500 triệu USD.

Ngân hàng là nhóm doanh nghiệp có giá trị phát hành trái phiếu lớn nhất

Trái phiếu ngân hàng

Trong nhóm trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong nước; nhóm ngân hàng dẫn đầu với tổng giá trị phát hành đạt 18.485 tỉ đồng. Nhóm các doanh nghiệp bất động sản đứng ở vị trị thứ hai với tổng giá trị phát hành đạt 4.950 tỉ đồng. Như vậy, trong 2 tháng đầu quý 2, các ngân hàng thương mại đã phát hành tổng cộng 33.674 tỉ đồng. Trong đó, có 5.574 tỉ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2. Còn lại phần lớn trái phiếu có kỳ hạn 2 – 3 năm, lãi suất thấp từ 3,7 – 4,2%/năm.

Trong 28.400 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong tháng 5; có 76% trái phiếu phát hành không có tài sản bảo đảm. Chủ yếu của các ngân hàng, công ty chứng khoán. Trong trái phiếu bất động sản, xây dựng có 26% trái phiếu phát hành không có tài sản đảm bảo. Hoặc bảo đảm bằng cổ phần, cổ phiếu. Lãi suất phát hành trái phiếu bất động sản chủ yếu dao động trong khoảng 9,5-11%/năm.

Các ngân hàng, doanh nghiệp ngoài việc phát hành cổ phiếu khi thị trường chứng khoán tăng mạnh cũng tiếp tục huy động vốn lớn bằng trái phiếu. Chẳng hạn ngân hàng ACB vừa công bố đã phát hành riêng lẻ 2.000 tỉ đồng trái phiếu cho 2 công ty chứng khoán trong nước. Số trái phiếu này có kỳ hạn 3 năm, mệnh giá 1 tỉ đồng/trái phiếu. Lãi trái phiếu được trả định kỳ 1 năm với mức lãi suất 4%/năm.

Đến ngày 10.5, ngân hàng TPBank cũng công bố phát hành xong 600 tỉ đồng trái phiếu trực tiếp cho công ty chứng khoán trong nước. Với lãi suất cố định 4,1%/năm.