Đường nhập khẩu từ Thái Lan bị bán phá giá. Nguyên nhân là do mặt hàng này đã được miễn các loại thuế quan khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Từ khâu kiểm soát, mức giá, thị phần tại thị trường nội địa cho tới khâu kiểm soát nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Không những thế, chính phủ Việt Nam còn trợ cấp vốn và hỗ trợ tài chính hàng năm cho mặt hàng này. Con số hỗ trợ lên tới 1,3 tỉ USD. Điều này đã dẫn tới việc bán phá giá sản phẩm đường Thái Lan tại Việt Nam. Qua sự việc này, Bộ Công Thương đã có cuộc tham vấn để điều chỉnh và áp thuế đối với mặt hàng này. Tránh tình trạng bán phá giá và ảnh hưởng đến sản phẩm đường nội địa của Việt Nam.

Đường Thái Lan bán phá giá

Chiều 15.6, Bộ Công thương đã ban hành quyết định 1578. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức. Đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan. Cụ thể, các loại mía đường nhập khẩu thuộc mã HS 1701.13.00, 1701.14.00, 1701.99.10, 1701.99.90, 1702.90.91. Sẽ bị áp thuế chống bán phá với giá chính thức là 42,99%. Và mức thuế chống trợ cấp chính thức là 4,65%. Hai loại thuế này là thuế nhập khẩu bổ sung. Áp dụng với mía đường nhập khẩu có xuất xứ từ Thái Lan. Kể cả nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan.

Đường Thái Lan bán phá giá

Theo Bộ Công thương, quyết định này có thời hạn 5 năm. Và có hiệu lực từ ngày 16/6. Trước đó, kết luận điều tra cuối cùng của cơ quan điều tra xác định một số sản phẩm mía đường Thái có tồn tại hành vi bán phá giá. Được trợ cấp của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra. Ngành sản xuất trong nước đang chịu thiệt hại đáng kể. Mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bán phá giá và được trợ cấp. Với thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước.

Nguyên nhân đường Thái Lan bán phá giá tại Việt Nam

Trước đó, ngày 12.5, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) đã tổ chức buổi tham vấn công khai (hình thức trực tuyến). Với sự tham gia của 80 đại biểu đại diện cho các nhóm bên liên quan. Bao gồm: Chính phủ, doanh nghiệp, hiệp hội của Thái Lan và Việt Nam. Tại buổi tham vấn, đại diện ngành sản xuất trong nước cho rằng ngành mía đường Thái Lan được Chính phủ hỗ trợ. Từ kiểm soát thị trường nội địa (hỗ trợ mức giá cố định, phân chia thị phần). Đến kiểm soát nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu. Hỗ trợ tài chính trực tiếp 1,3 tỷ USD/năm, tài trợ nợ vay, trợ cấp vốn đầu vào. Nên khi vào Việt Nam đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành nên kiến nghị việc áp thuế.

Xác định xuất xứ đường và áp thuế để tránh phá giá

Xác định xuất xứ đường và áp thuế để tránh phá giá

Để có cơ sở xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp. Cơ quan hải quan sẽ thực hiện kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Bao gồm: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), hoặc chứng từ chứng nhận xuất xứ. Tất cả phải phù hợp Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN. Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA), UKVFTA…

Thái Lan lên tiếng sau khi Việt Nam áp thuế sản phẩm đường

Ngày 17/6, tờ Bangkok Post dẫn lời Vụ trưởng Vụ Ngoại thương, Bộ Thương mại Thái Lan cho biết quan điểm, sau 1 năm Việt Nam áp thuế chống bán phá giá 47,64% đối với một số sản phẩm đường của Thái Lan, Thái Lan sẽ yêu cầu Việt Nam xem xét lại quyết định trên. “Chúng tôi cho rằng vẫn còn một số điều không chắc chắn, như thiệt hại gây ra bởi các sản phẩm đường của Thái Lan tại Việt Nam. Các nhà quản lý Thái Lan cần một lời giải thích rõ ràng và chính xác”, Vụ trưởng Vụ Ngoại thương, Bộ Thương mại Thái Lan cho biết.