Thị trường thép trong những này qua không ngừng tăng cao cả trên thị trường Việt Nam cũng như thị trường thế giới. Và mới đây, cơn sốt này đã suy giảm đi trước sự điều chỉnh của cách doanh nghiệp trong và ngoài nước.Trên thị trường trong nước, thép cây được điều chỉnh giảm 200.000 đồng/tấn còn thép cuộn các loại giảm 600.000 đồng/tấn. Còn trên thị trường thế giới, giá thép giao kỳ hạn tháng 10 trên sàn giao dịch Thượng Hải tiếp tục giảm mạnh từ mức 74 Nhân dân tệ, xuống mức còn 5.003 Nhân dân tệ/tấn.
Giá thép đồng loạt giảm ở thị trường nội địa
Nhiều doanh nghiệp thép trong nước đồng loạt hạ giá bán sản phẩm kể từ ngày 21/6. Đây là lần điều chỉnh giảm thứ hai sau phiên ngày 7/6. Ghi nhận của chúng tôi cho thấy, một số doanh nghiệp thép nội địa. Đã có thông báo tới khách hàng việc giảm giá thép. Theo đó, thép cây được điều chỉnh giảm 200.000 đồng/tấn. Thép cuộn các loại giảm 600.000 đồng/tấn.
Đây là lần thứ 2 một số doanh nghiệp thép tiến hành giảm giá sau phiên giảm hiếm hoi ngày 7/6. Qua hai lần giảm, hiện giá thép vẫn còn cao, theo đó giá thép vẫn còn giá xuất xưởng quanh mốc 17.000 đồng/kg (chưa VAT). Còn trên thị trường thế giới, giá thép có xu hướng giảm trong nhiều phiên gần đây. Chốt phiên giao dịch ngày 21/6, giá thép giao kỳ hạn tháng 10 trên sàn giao dịch Thượng Hải tiếp tục giảm 74 Nhân dân tệ, xuống mức 5.003 Nhân dân tệ/tấn.
Lý giải cho tình trạng thép tăng cao
Trước tình trạng việc giá thép thế giới có xu hướng giảm nhiều phiên thời gian gần đây. Còn trong nước mới hạ giá duy nhất một phiên hôm 7/6. Đại diện Cục Công nghiệp cho biết: Hôm 7/6 vừa qua, giá thép có điều chỉnh giảm. Theo đó, thép xây dựng giảm 500 đồng/kg, thép cuộn 800 đồng/kg. Theo vị này lý giải, tại thời điểm đó giá quặng sắt giảm 4%. Nhưng sau đó đến thời điểm này thì lại nhích lên. Hôm 7/6, giá quặng sắt khoảng 202,41 USD/tấn nhưng đến ngày 17/6 giá là 213,53 USD/tấn.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng cho biết đã thành lập một đoàn làm việc với doanh nghiệp thép. Thành phần đoàn bao gồm phía Bộ Công Thương cùng các cơ quan có liên quan khác như. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tổng cục Hải quan, Tổng cục thuế. Hiệp hội thép Việt Nam, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương… Việc giá thép tăng mạnh, liên tiếp thời gian qua được dư luận quan tâm. Vì nó tác động tiêu cực đến nhiều ngành, trong đó ảnh hưởng rất mạnh đến ngành xây dựng… Đại diện nhà thầu liên tục “kêu cứu” trước tình hình giá thép cùng nhiều nguyên liệu khác tăng cao.
Cũng theo ông Hải, đối tượng làm việc sẽ cơ bản là những doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường. “Thời gian kết thúc kiểm tra còn phụ thuộc nhiều vào diễn dịch Covid-19. Tuy nhiên sẽ cố gắng hoàn thành sớm trong khoảng một tháng” – ông Hải cho biết
Chuyên gia nhận định về tình trạng này
Trước tình hình giá thép tăng cao, có ý kiến cho rằng nên lập quỹ bình ổn thép. Tuy nhiên, đề xuất này ngay lập tức nhận lại nhiều ý kiến trái chiều. Từ giới chuyên gia cho rằng, sẽ không khả thi khi đang tư duy. Ngược với thể chế về quản lý giá trong cơ chế thị trường. Theo các chuyên gia, việc đề xuất thành lập quỹ bình ổn giá thép “không ổn”. Thậm chí ngay đối với mặt hàng xăng dầu thời gian qua. Nhiều chuyên gia cũng nêu quan điểm. Nên bỏ quỹ bình ổn để mặt hàng này điều tiết theo cơ chế thị trường.
“Trong các báo cáo của Bộ Công Thương với Chính phủ về vấn đề giá thép đã nêu chi tiết về các nguyên nhân giá thép tăng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn muốn làm việc cụ thể với các doanh nghiệp, để nắm bắt cụ thể hơn ngoài các yếu tố chính như giá nguyên liệu quặng sắt, sắt phế, điện cực, phụ gia… đầu vào tăng cao trong thời gian qua còn có những nguyên nhân nào khác nữa không hay khả năng sản xuất của các doanh nghiệp (nguồn cung) thực tế có thể tối đa với sản lượng bao nhiêu…” – ông Thành cho biết.