Nếu như trước đây người dân có xu hướng gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng để nhận được lại suất hàng tháng thì bây giờ hiện tượng đó ngày càng ít xảy ra, theo như thống kê thì những tháng đầu năm doanh số gửi tiền ngân hàng giảm mạnh, một phần là vì lãi suất quá thấp, mặt khác chính là người dân có xu hướng đầu tư vào các kênh kím tiền nhanh hơn và nhiều hơn như bất động sản hay chứng khoáng, điều đó dẫn đến việc người dân gửi tiền vào ngân hàng ngày càng ít, vậy sao không cùng chúng mình xem diễn biến nào

Gửi tiền ngân hàng không còn là kênh đầu tư tốt

Theo số liệu mới cập nhật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Người dân đang có xu hướng ít gửi tiền vào ngân hàng hơn. Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm, lượng tiền gửi dân cư đạt hơn 5,26 triệu tỷ đồng. Tức chỉ tăng 2,34% so với đầu năm, song, so với cùng kỳ năm 2020 và 2019. Con số này đạt lần lượt là 3,37% và 5,98%

gửi tiền ngân hàng không còn là ưu tiên

Mặt khác, tiền gửi của các tổ chức kinh tế có xu hướng ổn định khi tăng 2,05% sau 4 tháng. Trong khi, thấp hơn mức 3,63% của cùng kỳ năm 2019 nhưng cao hơn mức. 1,95% của năm 2020, đến cuối tháng 4. Số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại các nhà băng là gần 4,98 triệu tỷ đồng

Giới chuyên gia đánh giá việc người dân ngày càng ít gửi tiền do các ngân hàng dư thừa thanh khoản, lãi suất ngân hàng duy trì ở mức thấp trong thời gian dài khiến kênh gửi tiết kiệm kém hấp dẫn

Nếu không gửi tiền ngân hàng vậy dòng tiền đã đi đầu ?

Chứng khoán

Trái ngược với xu hướng tăng trưởng thấp của tiền gửi ngân hàng từ người dân. Dòng tiền và số nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường chứng khoán từ năm 2020 đến nay lại tăng đột biến

  • Tính riêng năm 2020, đã có khoảng 396,515 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở
  • Trong đó, số tài khoản của nhà đầu tư cá nhân trong nước chiếm tới 99%
  • Số này đã tăng gấp đôi so với lượng tài khoản mở mới trung bình những năm trước

Đáng chú ý, chỉ trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới đã đạt 482,760 tài khoản, cao hơn nhiều so với cả năm liền trước, hiện toàn thị trường có khoảng 3,25 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán và 98,5% số này là của nhà đầu tư cá nhân, tương đương 3,26% dân số

Cùng với đó, dòng tiền vào thị trường này cũng tăng mạnh từ giữa năm 2020 đến nay

Tính riêng trên sàn HoSE, thanh khoản bình quân phiên đã tăng vọt từ mức 3,600-3,800 tỷ đồng/phiên đầu năm 2020 lên 10,000-12,000 tỷ/phiên vào cuối năm, tương đương tăng gấp 3-4 lần

Từ đầu năm 2021, thanh khoản thị trường tiếp tục ghi nhận tăng nhanh. Và đạt mức bình quân 22,425 tỷ/phiên trong tháng 5, cao hơn 21%. So với tháng liền trước và gấp 4 lần cùng kỳ

Từ đầu tháng 6 đến nay, mức thanh khoản bình quân trên HoSE đã lên tới gần 27,000 tỷ đồng/phiên

Chứng khoán hiện đang lên ngôi

Bất động sản và tiền ảo

Ngoài chứng khoán tăng gần 23% từ đầu năm

Báo cáo của VNDirect cho biết giá bất động sản đã tăng trên diện rộng từ đầu năm:

  • Giá đất ở một số khu vực ngoại thành Hà Nội đã tăng đột biến
  • Trong đó, giá đất khu vực Đông Anh tăng 75,5% so với cùng kỳ
  • Khu vực huyện Thanh Trì tăng 25,6%

Diễn biến tương tự cũng ghi nhận tại một số huyện ngoại thành HCM:

  • Củ Chi và Hóc Môn tăng lần lượt 27,7% và 21,1%

Trong khi đó, thị trường tiền mã hóa mới trải qua cơn sốt, khi Bitcoin có thời điểm đạt xấp xỉ 65,000 USD/BTC, nhưng hiện đã giảm về vùng 36,000 USD/BTC