Thời gian qua, đường lậu được đưa vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau với số lượng lớn được bán tràn lan với giá rẻ. Điều này đã khiến cho các nhà máy đường trong nước gặp nhiều khó khăn, dẫn đến thua lỗ. Người trồng mía điêu đứng vì giá mía quá rẻ, phải bỏ cây mía vì trồng không có lợi nhuận. Chính những điều này khiến cho ngành mía đường trong nước lao đao. Theo thông kê của ngành mía đường, cả nước chỉ còn 29/40 nhà máy sản xuất đường còn hoạt động, trọng điểm như: Phú Yên, An Khê, Trà Vinh….
Mục lục
Doanh nghiệp gặp khó
Ước tính hằng năm, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam từ 500.000 tấn lên đến gần một triệu tấn với giá rẻ “như cho”. Các doanh nghiệp buộc phải giảm giá thành sản phẩm để cạnh tranh. Đồng thời, hoạt động cầm chừng, thậm chí dưới công suất. Các doanh nghiệp chấp nhận tồn kho chờ Nhà nước cứu nguy.
Việc này chẳng những không mang lại hiệu quả. Mà còn khiến phía nhà máy và nông dân khó khăn hơn. Có thời điểm mỗi cân đường lậu vào thị trường nước ta có giá rẻ hơn đến 30-50% vì trốn thuế. Trong khi đó, nếu doanh nghiệp giảm giá, cũng chỉ giảm được 1.000 đồng/kg. Cán cân này rất khó để tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh.
Người nông dân bỏ trồng mía
Diện tích cánh đồng mía bỏ hoang ngày một lớn. Diện tích mía của nước ta từ 300.000ha nay giảm xuống còn gần 127.000ha. Dẫn đến thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho các nhà máy, công ty sản xuất đường. Đơn cử, vụ 2020 – 2021, toàn tỉnh Đồng Nai chỉ còn 261ha mía. Khiến cây mía có nguy cơ bị xóa sổ khỏi địa phương. Còn tỉnh Trà Vinh, diện tích đất trồng mía đường từ 4.500ha giảm xuống còn 3.500ha. Dẫn đến phải nhập thêm của các nơi khác.
Nhiều hộ trồng mía cũng phải chuyển sang cây trồng khác. Cả nước có khoảng hơn 300 nghìn hộ dân tham gia trồng mía năm 2020. Thì nay chỉ còn khoảng 170 nghìn người trồng.
Ông Trương Hùng Dũng (xã Trung Hoà, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) chia sẻ: “Hiện nay hầu hết bà con nông dân đều không còn mặn mà với cây mía. Nông dân canh tác không nhiều lợi nhuận kinh tế. Thậm chí còn thua lỗ nên phải chuyển sang những loại cây ăn trái có năng suất hơn. Đặc biệt như thanh long, cam, bưởi”.
Ông nói thêm: “Tôi gắn bó với cây mía gần 30 năm, từ trên 100ha mía. Hiện nay gia đình tôi cũng chỉ còn khoảng 40ha. Số đất còn lại tôi chuyển sang trồng bưởi và thanh long”.
Diện tích trồng mía thu hẹp
Ông Nguyễn Văn Tư (huyện Định Quán) cũng đang điêu đứng vì cây mía. Gia đình ông có 15ha trồng mía. Nhưng sau niên vụ đầu năm 2021 lỗ mất 70 triệu. Nay ông chỉ xuống giống 8ha, còn lại ông chuyển sang trồng thanh long.
Ông Nguyễn Chí Cường – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai nói: “Xuân Lộc là vùng đất hợp với cây mía. Xã có kiến nghị lên trên để đưa ra phương án giữ lại cây mía. Đồng thời, tìm đường đi ổn định lâu dài cho mía địa phương”.
Từ thực tế “đau lòng” trên, để khuyến khích các vùng canh tác trở lại mặn mà với việc trồng mía. Người nông dân mong muốn cơ quan chức năng chặt đứt nguồn đường lậu. Qua đó để các nhà máy đường trong nước sản xuất ổn định. Giá mía
Chất lượng đường kém khiến người tiêu dùng lo lắng
Không chỉ người trồng mía lo lắng. Người tiêu dùng cũng sợ hãi vì chất lượng đường trên thị trường. Dạo một vòng quanh các khu chợ, không khó phát hiện những bao đường từ vài chục đến trăm ký đựng trong bao giấy, túi nilon chất cao như núi.
Chị Nguyễn Nhâm, một người nội trợ sống tại Biên Hòa, Đồng Nai chia sẻ: “Bản thân tôi vẫn ủng hộ đường nội, người Việt dùng hàng Việt để kích cầu. Hơn nữa dùng sản phẩm do các công ty Việt Nam sản xuất cũng an tâm phần nào dù giá thành có cao hơn 1 – 2 ngàn đồng”.
Chị Minh Khang (40 tuổi, TP.HCM) chia sẻ: “Tôi nhận thấy thực trạng đường lậu đang ‘bóp chết’ đường sạch trong nước, gây ra những hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng. Thực tế, các tiểu thương cũng vì lợi nhuận nên nhiều khi không cần biết nguồn gốc của đường, chỉ cần giá thành rẻ là nhập về rồi đóng gói và bày bán. Cộng thêm tâm lý của người tiêu dùng ‘cái gì rẻ thì mua’, đã góp phần gián tiếp khiến cho đường lậu thêm hoành hành…”
Tác động của đường lậu gây ra hậu quả dây chuyền ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều đối tượng khác nhau. Ngân sách Nhà nước thất thu, doanh nghiệp khó khăn, nông dân thua lỗ, người tiêu dùng hoang mang… và những hệ quả khó lường khác đang cần Nhà nước và các cấp vào cuộc mạnh mẽ để có kế hoạch hành động triệt để.
Thủ đoạn của đối tượng nhập lậu đường
Đánh giá về tình trạng buôn lậu đường, ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cho rằng tình hình buôn lậu; vận chuyển trái phép mặt hàng đường qua biên giới phức tạp. Đồng thời, có xu hướng tăng. Đường nhập lậu vào Việt Nam chủ yếu xuất phát từ Thái Lan, qua Campuchia vào biên giới các tỉnh Tây Nam rồi đưa vào thị trường tiêu thụ.
Đặc biệt, khi bị lực lượng chống buôn lậu phát hiện bắt giữ, các đối tượng chống trả quyết liệt, vứt hàng bỏ chạy hoặc cho người giám sát cơ quan chức năng hoặc sử dụng bộ hồ sơ mua đấu giá đường hợp pháp để hợp thức hóa hàng lậu nhằm đối phó với các lực lượng chức năng. Vì vậy, việc bắt giữ, xử lý các đối tượng vi phạm hết sức khó khăn.
Một trong những thủ đoạn mà các đối tượng buôn lậu và gian lận thương mại đường nhập lậu sử dụng phổ biến là thực hiện các hoạt động sản xuất, sang chiết, phối trộn đóng gói, sau công đoạn đóng bao mới, đường nhập lậu sẽ biến thành đường nội địa đem đi tiêu thụ hoặc tham gia đấu giá đường.