Trong việc bố trí và thiết kế ngôi nhà thì phong thủy là một trong những yếu tố quan trọng nhất và hành lang trong nhà cũng là một điều không ngoại lệ. Vì đây là nơi dẫn sinh khí vào ngôi nhà của bạn nên nó cũng phải tuân thủ nhiều quy tắc để có thể mang đến sự may mắn và thịnh vượng của các thành viên trong gia đình. Nếu như mắc phải một số điều cấm kỵ của phong thủy thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự nghiệp của tất cả những người sống trong nhà.
Mục lục
Khu vực hành lang là tương đối quan trọng
Thiết kế nội thất ngôi nhà, chủ đầu tư không những cần quan tâm nhiều đến việc bố trí các không gian mà còn cần phải chú ý đến phong thủy của không gian sống nhà mình. Thiết kế nhà hợp phong thủy không đơn giản như nhiều người thường nghĩ, nó tương đối rộng và có nhiều ý kiến trái chiều nhau, làm cho chủ đầu tư cũng phân vân không biết như nào đúng như nào sai.
Có nhiều khoảng không gian cần thiết kế hợp phong thủy nhưng trong đó, khu vực hành lang là tương đối quan trọng. Bởi hành lang được coi là nơi để giao thông trong nhà cũng là nơi vận chuyển khí trong toàn bộ ngôi nhà. Vậy thiết kế hành lang như thế nào cho hợp phong thủy, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây bạn sẽ biết được mình nên làm gì với khu vực hành thang này.
Hướng hành lang trong nhà
Hành lang hướng Đông, Đông Nam, Nam, Tây Nam được cho là tốt nhất. Giúp thông gió và tránh được ánh nắng, đồng thời tăng thêm may mắn cho gia đình. Hành lang tốt nhất nên ở trên các tầng, có đoạn rẽ, khoảng đệm để tránh gió hút qua khe hẹp.
Lối đi trong nhà nên để bên trái hay phải? Việc bố trí lối đi bên trái hay bên phải không quá ảnh hưởng đến phong thủy. Vị trí chủ yếu phụ thuộc vào vị trí cửa ra vào. Tuy nhiên, đặt bên trái được đánh giá cao hơn. Vì nguồn khí vào nhà thường di chuyển hướng ngược kim đồng hồ. Đặt hành lang bên trái sẽ là khởi đầu của luồng khí, giúp lưu thông tốt hơn.
Chiều rộng lối đi trong nhà
Lối đi hành lang trong nhà rộng bao nhiêu? Dù diện tích nhà thế nào chăng nữa thì chiều rộng lối đi trong nhà nên thiết kế rộng một chút. Điều này giúp dễ nạp khí cho nhà ở. Thông thường hành lang rộng khoảng 1-1.3m. Kích thước lối đi trong nhà thoáng khí tích tụ vượng khí lâu hơn. Không nhanh chóng thoát ra ngoài. Khiến gia chủ thất thoát tài lộc. Nếu kích thước quá chật hẹp gây gò bó và suy yếu tài lộc.
Độ dài hành lang không quá 2/3 chiều dài phòng. Hành lang quá dài chạy suốt đến cuối nhà khiến ngôi nhà như bị chia làm hai, gia đình dễ rạn nứt. Để hóa giải có thể kể tủ đồ ở cuối hành lang để rút ngắn chiều dài.
Hành lang dẫn khí không được bố trí nằm chính giữa
Ngoài chức năng dịch chuyển giữa các không gian trong nhà, hành lang còn đóng vai trò là đường giao thông của thực khí đi từ cửa chính tới các phòng khác. Vì vậy theo phong thủy, hành lang cũng có một ý nghĩa quan trọng trong bố trí thiết kế mặt bằng kiến trúc của ngôi nhà.
Những kiêng kỵ và bố trí cầu thang cũng được tuân theo những nguyên tắc nhất định. Nhằm đảm bảo luồng khí trong nhà lưu thông theo hướng có lợi cho gia chủ, cho cuộc sống gia đình. Đưa cát khí phân bổ đều khắp cho ngôi nhà. Theo khoa học phong thủy thì hành lang dẫn khí không được bố trí nằm chính giữa. Tạo thành một đường cắt ngang hay cắt dọc ngôi nhà. Gọi là “trảm tâm sát” (tức hành lang đó chia căn nhà ra làm hai khối theo chiều dọc hay chiều ngang). Gây mâu thuẫn trong gia đình, vợ chồng con cái bất hòa, không lợi cho hôn nhân, chia lìa xa cách. Đối với văn phòng, công sở thì sẽ khiến nội bộ mâu thuẫn, mất đoàn kết, không ổn định nhân sự.
Không được tạo thành một đường chữ thập
Hành lang dẫn khí cũng không được tạo thành một đường chữ thập chính giữa khu nhà. Sẽ ốm đau bệnh tật, tai nạn bất ngờ, công việc làm ăn khó khăn, không thuận lợi. Do đó nó phải được bắt đầu tại một cung vị cát khí thích hợp. Mặt khác hành lang dẫn khí còn có ý nghĩ như một ống hút gió. Vì thế, một hành lang cũng không nên quá dài hoặc quá hẹp lại chạy thẳng tắp. Sẽ biến sinh khí thành sát khí. Hành lang nên thiết kế thoáng đãng, sáng sủa, khí được lưu thông và không tù túng. Không được chạy thẳng tới cửa ra vào hay cửa sổ của một phòng khách. Nếu một hành lang chạy dài và bị cụt. Thì phía cuối hành lang cần bố trí một cái gương để phản chiếu và kích hoạt dòng hãm khí.
Hành lang cần đảm bảo vài yếu tố
Bắt đầu từ một cung ra cát khí trong cửu cung khí trường của ngôi nhà. Có giá trị lưu thông và dẫn nhập luồng khí phân bổ cho các khu vực khác nhau của ngôi nhà. Phải thông thoáng, sáng sủa và hợp lý. Không được quá dài, quá hẹp, tù túng và ẩm thấp. Hành lang không được xuyên tâm và chia cắt ngôi nhà. Không được đâm thẳng vào cửa ra vào hay cửa sổ phòng khác. Không đối diện với cửa phòng wc, cửa phòng tắm. Trên đây là những lưu ý về việc thiết kế, bố trí khu vực hành lang hợp với phong thủy. Hy vọng rằng bạn và gia đình có được không gian sống hoàn hảo và toàn diện.