Thị trường chứng khoán giống như một khu chợ bên ngoài thực tế, tuy nhiên thị trường chứng khoán lại là “một khu chợ trên mạng”  tập hợp  tất cả các thị trường và sở giao dịch, cũng như các khu chợ mua bán, tại đây diễn ra các hoạt động mua, bán và phát hành cổ phiếu của các công ty. Hoạt động mua bán cổ phiếu được gọi là hoạt động tài chính được thực hiện thông qua các sàn giao dịch chính thức được hoạt động theo một bộ quy định.

Trong một quốc gia hoặc một khu vực có thể có nhiều điểm giao dịch chứng khoán. Thị trường chứng khoán và sở giao dịch chứng khoán có thể sử dụng để thay thế cho nhau nhưng có thể hiểu rằng sở giao dịch chứng khoán là một nhánh của thị trường chứng khoán, lấy ví dụ nếu ai đó nói rằng cô ấy giao dịch trên thị trường chứng khoán, điều đó có nghĩa là anh ấy mua và bán cổ phiếu trên một hoặc có thể là nhiều sở giao dịch chứng khoán cùng một lúc là một phần của thị trường chứng khoán. Để có thể tham gia thị trường chứng khoán nên cần có kiến thức cơ bản lẫn chuyên sâu thì mới tránh được tình trạng thua lỗ vì đầu tư thiếu hiểu biết.

Thị trường chứng khoán rất “tàn khốc

chứng khoán

Tính trung bình, VN-Index tăng 15%/năm từ năm 2000 đến nay. Nếu loại bỏ 50% doanh nghiệp kém chất lượng, chỉ số tăng trung bình 18,5%/năm. Cao hơn hẳn so với lãi suất ngân hàng, khoảng 8%/năm. Nhưng thị trường chứng khoán cũng rất “tàn khốc”. Số người thua lỗ lớn hơn nhiều số người có lãi. Từ năm 2020 đến nay, dòng tiền mạnh mẽ từ các nhà đầu tư mới trong nước đã nâng đỡ. Và đưa thị trường chứng khoán Việt Nam thăng hoa cả về điểm số lẫn thanh khoản. Tuy nhiên, theo thống kê của AzFin, trong 5 tháng đầu năm 2021. Có đến 68,5% nhà đầu tư thua lỗ. Chỉ khoảng 31% nhà đầu tư chiến thắng trên nền một thị trường tăng trưởng mạnh.

Còn trong năm 2017, nghiên cứu cho thấy, có 95% nhà đầu tư thua lỗ. Vòng quay bình quân của một nhà đầu tư tham gia thị trường là 1,96 năm. Tức trung bình 1 nhà đầu tư mới tham gia thị trường thì khoảng 1,96 năm sau là phải “xách dép ra về” vì thua lỗ.

Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân là gì? Chuyên gia và nhà đầu tư lâu năm chỉ ra rằng. Chủ yếu do họ xem thị trường như “sòng bài”.  Tham gia với mong muốn “trúng quả”. Chứ không xem đây là một kênh đầu tư sinh lời, cất giữ tài sản. Đã thế, nhiều người chưa có đủ kiến thức đầu tư. Thậm chí “chưa biết gì”, mà lại còn dồn tiền vào để giao dịch. Kèm theo đó là không có chiến lược đầu tư phù hợp và hiệu quả. Hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO) khiến họ mua đuổi, bất chấp việc giá cổ phiếu có ở đỉnh. Có rủi ro gì và thị trường đang trong giai đoạn nào. Họ đa phần giao dịch vì tin đồn hay theo đám đông.

thị trường chứng khoán

Ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc Viện Kế toán quản trị công ty Úc (CMA Australia) tại Việt Nam chia sẻ trên facebook cá nhân. Nhiều người đưa ra quan điểm cứ lao ra thị trường mà thực chiến, kiếm tiền, hoặc họ tự tin là “có tin”, cần gì phải học kiến thức đầu tư. Vì thế, thị trường có con số 95% nhà đầu tư mất tiền. “Trong ngắn hạn, thị trường chứng khoán là trò chơi có tổng bằng 0 (zero sum game). Bởi giá trị chưa được tạo ra, người này bán thì có người mua. Không có chuyện cả thị trường hân hoan chốt lãi. Phiên giao dịch mà VN-Index cao nhất là 1.374 điểm (ngày 4/6) có thanh khoản hơn 30.000 tỷ đồng. Vậy ai là người mua ở đỉnh? Khi nào về bờ?”, ông Long đặt vấn đề.

Nền kinh tế được đo lường bởi thước đo thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là “hàn thử biểu” đo lường sức khỏe của nền kinh tế. Và dự báo còn nhiều dư địa để tăng trưởng. Nhưng tăng trưởng một cách bền vững mới là điều khiến những thành viên xây dựng thị trường trăn trở. Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán SSI. Công ty chứng khoán lớn nhất thị trường cho rằng, phải làm sao để nhà đầu tư coi chứng khoán là nơi cất giữ tài sản. Là một kênh đầu tư thông minh, chất lượng doanh nghiệp sẽ quyết định hiệu quả khoản đầu tư.

Để có thể phân tích doanh nghiệp thì không thể thiếu kiến thức

Rõ ràng, để có thể phân tích doanh nghiệp thì cần kiến thức, kinh nghiệm. Qua đó mới giảm thiểu được tình trạng mua bán theo tin đồn, theo lời mách bảo. Có lẽ, đây cũng là lý do chính mà ông Hưng lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng đầu tư trong một khóa học về đầu tư. Thông qua việc hợp tác TopClass. Nền tảng ứng dụng giáo dục trực tuyến tại Việt Nam, ông Hưng chia sẻ kinh nghiệm bản thân sau hơn 20 năm gắn bó với chứng khoán. Kể từ thời điểm thị trường này vô cùng lạ lẫm ở Việt Nam. Cho đến giai đoạn bùng nổ như hiện nay.

thông tin chứng khoán

Các nội dung chia sẻ tập trung vào triết lý kinh doanh và đầu tư. Như huy động vốn, vai trò của thị trường chứng khoán. Các giai đoạn cần nhận được đầu tư của một doanh nghiệp… “Thế giới chúng ta đang sống không thiếu kiến thức. Tôi nhận ra, cái còn thiếu trong quá trình học tập chính là hiểu được suy nghĩ của những người thành công.

Đầu tư chứng khoán chính là lĩnh vực đầu tư cần chất xám

Tại sao họ làm vậy? Họ đã tin vào cái gì và tiếp cận nó như thế nào?”, ông Hưng nói. Lãnh đạo SSI cho biết, khóa học không nhằm mục đích hỗ trợ cách mua cổ phiếu, mà giải thích và cung cấp kiến thức để mỗi nhà đầu tư tìm thấy định hướng riêng. Từ đó, người học biết cách đầu tư chứng khoán bằng kiến thức và hiểu biết, chứ không chơi chứng khoán theo đám đông.

Đầu tư chứng khoán chính là lĩnh vực đầu tư cần chất xám một cách rõ ràng nhất. Nhà đầu tư mang tâm thế “may mắn” để bước vào một lĩnh vực đòi hỏi sự đầu tư kiến thức như vậy tất nhiên sẽ không thể đi được đường dài. “Đầu tư chứng khoán không phải canh bạc đen đỏ. Ở đây, kiến thức, tư duy mang đến thành công. Bởi vậy, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm luôn luôn là điều cần thiết với các nhà đầu tư”, một nhà đầu tư tại SSI chia sẻ sau khi tham gia khóa học.