Nếu nói thị trường tín dụng thời điểm hiện tại đang có dấu hiệu chậm dần thì nhìn về thời điển đầu năm 2021 có thể nói thị trường tín dụng có chuyển biến tốt hơn nhiều so với hiện tại, theo báo cáo thì thị trường tín dụng đầu năm 2021 tăng trưởng tốt, và được dự kiến sẽ tiếp tực tăng tuy nhiên do tình hình dịch Covid – 19 tiếp tục bùng phát thì thị trường tín dụng đã đứng lại và có chuyển biến không tốt cho tới hiện tại, hãy cùng chúng mình cập nhật những thông tin tài chính ngân hàng mới nhất nhé
Thị trường tín dụng khỏi sắc hơn so với 2020
- Tăng trưởng tín dụng đến 15/6 tăng hơn 5% so với cuối năm 2020
- Trong khi cùng kỳ chỉ đạt 2,26%
Thông tin trên được Ngân hàng Nhà nước công bố tại họp báo 6 tháng đầu năm diễn ra sáng 21/6, đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết:
- Một số ngân hàng đã hết “room” tăng trưởng tín dụng
- Đang đề xuất nới trần tín dụng
Lâu nay, một số chuyên gia cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét việc bỏ trần hạn mức tín dụng, nhưng theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, việc áp trần lúc này là hết sức cần thiết
Khác với các thị trường có dòng vốn chứng khoán và trái phiếu phát triển, vốn tín dụng ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế Việt Nam vẫn chiếm chủ yếu, không quản lý tốt và hài hòa khiến một số ngân hàng tăng trưởng tín dụng ồ ạt dẫn đến nguy cơ nợ xấu
Sự tương quan giữa tín dụng và bất động sản
Thông tin thêm về tình hình tăng trưởng tín dụng vào bất động sản, Vụ trưởng Tín dụng các ngành kinh tế Nguyễn Tuấn Anh cho biết: đ
- Đến cuối tháng 4, tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực bất động sản là 4,83%,
- Dự kiến đến hết tháng 6 đạt 5,5%
- Thấp hơn mức tăng trưởng chung toàn ngành
Cụ thể, bất động sản luôn là lĩnh vực cơ quan quản lý tiền tệ kiểm soát chặt chẽ về rủi ro, trong ba năm gần đây, tăng trưởng tín dụng vào bất động sản có xu hướng chậm lại rõ rệt:
- Năm 2018 tăng trưởng hơn 26,7%,
- Năm 2019 21% và năm 2020 là gần 11,9%
- Covid – 19 khiến các hoạt động đầu tư giảm mạnh nên tín dụng vào bất động sản năm qua tăng chậm
- Thấp hơn đà tăng trưởng tín dụng bình quân cùng năm
Hiện nay, một số địa phương đã kiểm soát tình trạng giá bất động sản tăng nóng. Nhưng lãnh đạo Vụ Tín dụng lưu ý thị trường bất động sản vẫn tiềm ẩn rủi ro. Và không được phép lơ là, cơ quan quản lý vẫn kiểm soát tốt. Nhưng Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng đánh giá lại. Kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng trong từng lĩnh vực
Theo Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng đã cơ cấu lại hạn trả nợ cho hơn 257,600 khách hàng với dư nợ hơn 336,600 tỷ đồng; miễn giảm, hạ lãi suất cho gần 676,700 khách hàng với dư nợ hơn 1,27 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/1/2020 đến nay hơn 3,5 triệu tỷ đồng
Thông tin tăng trưởng
Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội đã gia hạn nợ cho gần 174,800 khách hàng:
- Với dư nợ hơn 4,300 tỷ đồng
- Cho vay mới hơn 3 triệu khách hàng với tổng số tiền hơn 111,000 tỷ đồng
Trong 4 tháng đầu năm 2021, thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động, QR Code thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng
So với cùng kỳ 4 tháng đầu năm 2020, giá trị giao dịch qua kênh Internet tăng 31%, qua kênh điện thoại di động tăng hơn gấp đôi và kênh QR Code tăng gần 182%
Theo số liệu do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cập nhật và công bố mới đây. Tính đến ngày 16-4-2021: tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng 15,66%. So cùng kỳ năm 2020 và tăng 2,9% so cuối năm 2020. Thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) thông suốt. Theo đó, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 3,34% so cuối năm 2020, riêng tại khu vực TP Hồ Chí Minh. Ước đến hết quý I – 2021, tăng trưởng tín dụng (TTTD) trên địa bàn thành phố tăng khoảng 1,8%. So đầu năm nay và cũng tăng so cùng kỳ năm 2020