Năm 2020, diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ với nền kinh tế toàn cầu. Trong thời gian này, rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới bị ảnh hưởng. Việc giao thương, buôn bán cũng do đó mà có nhiều hạn chế hoặc bị đình trệ, gián đoạn. Đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong mảng sản xuất, cung ứng, thông thương… Không ít doanh nghiệp đã phải tạm ngừng kinh doanh, giải thể, thậm chí là phá sản hoặc thu hẹp quy mô sản xuất. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp Việt đã tìm ra hướng đi mới cho riêng mình. Và một trong số các phương pháp đó là đẩy mạnh hoạt động trên các sàn thương mại điện tử.

Những con số ấn tượng

Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, TMĐT Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong năm 2020 với mức tăng 18%. Quy mô thị trường 11,8 tỉ USD, thấp hơn con số 14-15 tỉ USD so với dự báo trước đó. Ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Tuy vậy, đây vẫn là mức tăng cao của khu vực trong dịch COVID-19. Theo đó Việt Nam cũng là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử 2 con số.

những con số ấn tượng

Hiện nay, lượng khách hàng truy cập các sàn trung bình khoảng 3,5 triệu lượt khách/ngày. Tăng hơn 150% so với kỳ trước. Đặc biệt ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2020 cũng ghi nhận trên 113 triệu lượt xem. Và tương tác của người tiêu dùng trên các nền tảng trực tuyến của Online Friday. Thị trường ghi nhận 3,7 triệu đơn hàng được giao dịch trong 60h, tăng 267% so với cùng kỳ. Các phân tích của GlobalData’s E-Commerce Analytics cho thấy với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 18% hiện nay, dự kiến vào năm 2024 quy mô thị trường có thể đạt 26,1 tỉ USD.

Số lượng giao dịch tăng mạnh so cùng kỳ nhưng tăng trưởng về doanh thu của thị trường lại giảm do các mặt hàng giao dịch thương mại điện tử giai đoạn COVID-19 có giá trị thấp. Ảnh hưởng của dịch cũng khiến hoạt động đặt phòng, mua vé máy bay online… sụt giảm mạnh.

Giải pháp nào cho thương mại điện tử Việt Nam

COVID-19 là cú huých đáng kể với thương mại điện tử, khiến nhiều doanh nghiệp trước đây chưa từng bán trực tuyến nay bán trực tuyến, nhiều người chưa bao giờ mua hàng trực tuyến nay mua hàng trực tuyến. Tuy vậy, sức mua thị trường vẫn bị tác động khá nặng nề bởi dịch bệnh. Cục Thương mại điện tử và kinh tế số cho biết đơn vị quản lý đang khẩn trương hoàn thiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật. Các chính sách quản lý được xây dựng trên cơ sở thực tiễn, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

iải pháp nào cho thương mại điện tử Việt Nam

Đồng thời, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi ứng dụng thương mại điện tử. Bên cạnh đó là xây dựng giải pháp ứng dụng phù hợp cho doanh nghiệp. Tổ chức một số hoạt động kích cầu thương mại điện tử cho người tiêu dùng. Mục đích nhằm tăng doanh thu thương mại điện tử. Mới đây, dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về quản lý thương mại điện tử đang được Bộ Công thương lấy ý kiến được cho là có nhiều sửa đổi để phù hợp với bối cảnh phát triển mới, tuy nhiên, đang nhận nhiều phản hồi trái chiều.

Hy vọng thông tin bài viết sẽ hữu ích cho bạn. Đừng quên theo dõi chuyên mục Thị trường – Phân tích thị trường để cập nhật những tin tức mới nhất nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Chia sẻ bài viết cho bạn bè nếu thấy hay nhé!