Dự án đường sắt đô thị Hà Nội trên tuyến Cát Linh – Hà Đông được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2020 vào ngày 9/7/2008.
Dự án bắt đầu vào tháng 10 năm 2011 và dự kiến hoàn thành vào tháng 6 năm 2015. Tổng vốn đầu tư ban đầu vượt quá 552 triệu đô la Mỹ, chủ yếu được tài trợ từ các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức của chính phủ Trung Quốc. Dự án có nhiều đột phá về tiến độ và giá cả, sau khi điều chỉnh có tổng mức đầu tư là 886 triệu đô la Mỹ, tương đương hơn 200 tỷ đồng.
Tuyến chính dài hơn 13 km, với 12 ga và 13 đoàn tàu. Mỗi đoàn tàu có 4 toa, sức chở hơn 900 hành khách, với tốc độ thiết kế 80 km / h và tốc độ trung bình 35 km / h trong hoạt động thương mại.
Sau 13 năm chờ đợi dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông chuẩn bị được đưa vào khai thác
Đường sắt Cát Linh- Hà Đông gắn quá nhiều với con số 13. 13 năm từ lúc khởi công 2008 đến nay. 13 toa tàu với (10 đoàn chính thức, 2 đoàn bảo dưỡng, 1 đoàn dự phòng). 13 ga và depot toàn tuyến đường sắt dài 13 km. Và cuối cùng tư vấn ACT (Tư vấn đánh giá và cấp an toàn cho toàn dự án của Pháp) đã phải hoàn thành 13 báo cáo. Trong đó đã ban hành Chứng nhận kiểm tra dự án và kết quả đã đánh giá. Đối với 263 nội dung chuyên ngành công trình. Đánh giá cho 76 mối nguy hiểm, 31 chức năng an toàn, quản lý rủi ro của 11 chuyên ngành thiết bị; đánh giá sự thuần thục của nhân sự trong xử lý 10/63 tình huống khẩn cấp…
Sau 13 năm chờ đợi, theo kế hoạch gần nhất. Bộ Giao thông vận tải bàn giao dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông cho Uỷ ban nhân dân TP.Hà Nội để khai thác thương mại vào dịp lễ 30/4-1/5. Tuy nhiên, dự án này thêm lần nữa lại lỡ hẹn với người dân Thủ đô.
Bộ Giao thông vận tải lý giải: “các điều kiện kỹ thuật của dự án đã đảm bảo có thể vận hành. Tuy nhiên, các hồ sơ, thủ tục nghiệm thu còn phụ thuộc vào quy trình kiểm tra; xem xét và đánh giá kết quả thực hiện của Tư vấn an toàn ACT và Hội đồng kiểm tra nhà nước. Dẫn đến mốc thời gian đó không đạt được như mong muốn. Bộ rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm; chia sẻ, thông cảm của nhân dân và toàn xã hội”.
Giá vé khi đi tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Dự kiến, sau khi tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông được đưa vào khai thác. Giá vé sẽ dao động từ 7.000-15.000 đồng/lượt, miễn phí 15 ngày chạy đầu…
Uỷ ban nhân dân TP.Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND. Về việc ban hành giá vé vận chuyển hành khách công cộng. Có trợ giá trên tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh – Hà Đông. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 14/6/2021. Mức giá vé được áp dụng trong thời gian kể từ ngày đưa phương tiện vào khai thác.
Theo Quyết định, đối tượng được áp dụng là các tổ chức, cá nhân sử dụng, quản lý. Khai thác dịch vụ vận tải hành khách công cộng có trợ giá tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh – Hà Đông.
Mức giá cụ thể như sau: vé lượt tính theo chặng sử dụng. Dao động từ 8 nghìn đồng – 15 nghìn đồng/lượt đối với thanh toán bằng tiền mặt. Và từ 7,42 nghìn đồng – 14,5 nghìn đồng/lượt đối với thanh toán bằng thẻ tùy theo chặng.
Vé ngày 30.000 đồng/vé, loại vé này không hạn chế số lần sử dụng dịch vụ trong 1 ngày. Giá vé tháng áp dụng với hành khách phổ thông đi lại trên tuyến 2A Cát Linh – Hà Đông là 200.000 đồng/người/vé/tháng.
Học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp là 100.000 đồng/người/vé/tháng. Người lao động tại các văn phòng công sở, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp mua vé tháng theo hình thức tập thể là 140.000 đồng/người/vé/tháng. Giá vé trên đã bao gồm tiền bảo hiểm thân thể hành khách đi trên tuyến 2A Cát Linh – Hà Đông. Và các khoản chi phí trung gian thanh toán, nếu có.