Bất cứ những thị trường chứng khoán nào khi tham gia phải cần có những kỹ năng và công cụ giúp phòng ngừa những rủi ro không mong muốn. Và thị trường chứng khoán phái sinh cũng không ngoại lệ. CDS là một công cụ dùng cho chứng khoán phái sinh. Nó có tác dụng “hoán đổi” hay là bù đắp những rủi ro tín dụng của chính mình cho các nhà đầu tư khác. Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh thì công cụ này còn có các nhược điểm khác. Muốn biết đó là những ưu hoặc nhược điểm gì hãy theo dõi bài viết mà stmattshh.com nhé.

Tìm hiểu thông tin về công cụ chứng khoán phái sinh CDS

CDS là loại hình phái sinh tín dụng được sử dụng rộng rãi. Và chúng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên thị trường thế giới. Hợp đồng CDS đầu tiên được JPMorgan giới thiệu vào năm 1997. Cho đến năm 2012, bất chấp danh tiếng tiêu cực sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Giá trị của thị trường ước tính khoảng 24,8 nghìn tỷ USD. Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng có tên gọi tiếng Anh là Credit Default Swap. Viết tắt cũng là CDS. Chúng còn có tên gọi khác là công cụ chứng khoán phái sinh; hoặc hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng.

Tìm hiểu thông tin về công cụ chứng khoán phái sinh CDS

CDS là công cụ chứng khoán phái sinh cho phép nhà đầu tư “hoán đổi”. Hoặc bù đắp rủi ro tín dụng của mình với rủi ro tín dụng của nhà đầu tư khác. Ban đầu, CDS là một loại hợp đồng bảo hiểm và được xem như một công cụ phòng vệ rủi ro tài chính. Theo đó, người mua sẽ trả phí bảo kê rủi ro để được tiền bồi thường nếu như có sự cố được bảo kê xảy ra. Sau này, CDS được dùng như một sản phẩm đầu cơ thì nó đã thay đổi đi rất nhiều, khác biệt với một công cụ bảo hiểm đơn thuần. Người mua CDS cũng không thực sự bị thiệt hại từ sự cố vì họ không cần sở hữu chứng khoán hay tài sản cơ sở.

Bản chất của công cụ CDS là gì?

Bản chất của công cụ chứng khoán phái sinh CDS khá giống một hợp đồng bảo hiểm. Song cách thức thực hiện lại mang tính chất của loại chứng khoán phái sinh. Cụ thể, hai bên tham gia sẽ hoán đổi cho nhau dòng tiền. Bên mua CDS sẽ phải trả một khoản phí đều đặn gọi là CDS spread. Theo các thời điểm quy định cho người bán cho đến khi hết hợp đồng. Phí CDS thường có quan hệ chặt chẽ với việc xếp hạng tín nhiệm của bên đi vay. Và được tính theo điểm cơ bản (tỷ lệ %) hàng năm trên mỗi đơn vị mệnh giá của hợp đồng.

Khả năng phá sản của doanh nghiệp càng cao sẽ làm cho phí CDS càng tăng vọt. Loại phí này sẽ được chia theo các chuẩn 1 năm, 2 năm, 5 năm và 10 năm. Giống như các mức lãi suất kỳ hạn tại ngân hàng. Với mỗi mức thời hạn sẽ có các mức phí CDS khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là phí CDS cho 5 năm. Còn người bán sẽ trả cho người mua dòng tiền bảo hiểm rủi ro. Dòng tiền này sẽ bằng 0 nếu vỡ nợ không xảy ra. Và bằng giá trị khoản cho vay hoặc mệnh giá của trái phiếu được bảo hiểm. Nếu như bên đi vay/nhà phát hành trái phiếu bị vỡ nợ.

Bản chất của công cụ CDS là gì?

Lợi ích khi sử dụng công cụ CDS

Công cụ này mang lại nhiều ưu điểm cho những nhà đầu tư chứng khoán phái sinh. Chẳng hạn như, khi mang chức năng phòng vệ, CDS được các nhà đầu tư, tổ chức sở hữu trái phiếu hay một khoản nợ mua để phòng tránh rủi ro. Khi mang chức năng đầu tư (đầu cơ) thì người mua không cần sở hữu công cụ tín dụng cơ sở. Tuy nhiên, người mua thường là các nhà đầu tư chọn lọc rất nhạy bén. Nhà đầu tư lúc này có thể mua sự CDS cho công ty mà tiên lượng không có khả năng thanh toán hoặc có thể vỡ nợ về sau.  Sau đó, chỉ cần bỏ ra một khoản phí định kỳ tương đối nhỏ và chờ đợi. Nếu công ty đó vỡ nợ trái phiếu hoặc có một số sự kiện tín dụng khác, các bạn cũng có thể sẽ nhận được khoản tiền hoàn lại rất lớn.

Điểm trừ của công cụ CDS này là gì?

Bên cạnh những ưu điểm, công cụ này có gặp phải một số nhược điểm khác. Chẳng hạ như thị trường cho CDS là OTC và không được kiểm soát. Và các hợp đồng thường được giao dịch nhiều đến mức. Khó có thể biết ai đứng cuối mỗi giao dịch. Có khả năng bên mua rủi ro không đủ tiềm lực tài chính. Nhằm để tuân thủ các quy định của hợp đồng. Dẫn đến tình trạng gây khó khăn cho việc định giá hợp đồng đấy nhé.

Điểm trừ của công cụ CDS này là gì?

Vì bất cứ là ai đi chăng nữa thì cũng có thể mua CDS mà không cần thiết phải sở hữu tài sản cần bảo hiểm. Cho nên có thể khiến các bên tham gia thị trường CDS có thể vay lên đến vô hạn. Mang lại cảm giác an toàn “ảo”. Điều đó vô tình khiến CDS trở thành công cụ phái sinh đầu cơ nguy hiểm nhất. Không những thế, chúng còn có khả năng tàn phá các chính phủ vay nợ nhiều với tín nhiệm thấp. Điển hình, chính là hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng đối với khoản nợ của Lehman Brothers là một trong những lý do gây ra khủng hoảng tài chính năm 2008.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào về công cụ chứng khoán phái sinh này? Hãy cùng chia sẻ thêm thông tin, nếu lên những suy nghĩ của mình cho mọi người cùng được biết ngay dưới mục bình luận bên dưới nhé.