Khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp thì tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm ngày càng được người tiêu dùng chú ý. Đó cũng là lý do vì sao việc xử lý các sản phẩm nông nghiệp tươi luôn được các doanh nghiệp quan tâm và phải tuân thủ theo các yêu cầu pháp lý và người tiêu dùng. Đó cũng chính là một trong những thách thức nếu muốn mặt hàng này đi xa hơn vào những thị trường khó tính. Tuy nhiên ở một khía cạnh khác đó còn là cơ hội để khẳng định chính mình cho các doanh nghiệp. Mục tiêu của Việt Nam cho ngành công nghiệp này là xuất khẩu rau quả đạt 10 tỷ USD vào năm 2030.
Xuất khẩu rau củ quả năm 2020
Năm 2020, ngành hàng rau quả của Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn. Do đại dịch Covid-19 tác động trực tiếp tới đời sống, kinh tế làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu. Gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ tại nhiều thị trường.
Với những ảnh hưởng dây chuyền đó, xuất khẩu rau quả bị sụt giảm mạnh so với các năm trước. Chỉ đạt 3,26 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2019. Bị sụt giảm giá trị xuất khẩu mạnh nhất trong năm qua là lượng hàng xuất sang Trung Quốc. Vốn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của ngành rau quả, chiếm trên 65% tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt gần 1,7 tỷ USD, giảm 25,8% so với cùng kỳ 2019. Ước cả năm 2020, giá trị xuất sang thị trường này chỉ gần 1,9 tỷ USD.
Tuy nhiên, vẫn có tín hiệu tích cực tại một số thị trường khó tính, tiêu chuẩn cao như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vẫn tăng trưởng dương tại các quốc gia này. Điều này cho thấy chất lượng rau quả Việt Nam đã đáp ứng được các đòi hỏi cao. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng nhận định năm 2021 triển vọng xuất khẩu các mặt hàng này sẽ khả quan hơn thông qua các FTA đã được ký kết, có hiệu lực.
Đề án Phát triển ngành chế biến rau quả vừa được Thủ tướng phê duyệt
Trong mục tiêu này, đề án nêu rõ, tỷ trọng của sản phẩm rau quả qua chế biến đạt 30% trở lên. Công suất chế biến đạt 2 triệu tấn một năm, gấp đôi so với năm 2020. Tổn thất thu hoạch rau quả giảm bình quân trên 1% một năm. 70% cơ sở chế biến, bảo quản rau quả xuất khẩu đạt trình độ, có công nghệ tiên tiến.
Đồng thời, Chính phủ cũng cho biết, sẽ thu hút, đầu tư mới 50-60 cơ sở chế biến sản phẩm có quy mô lớn và vừa. Xây dựng, phát triển thành công một số tập đoàn, doanh nghiệp chế biến rau quả hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới với khả năng cạnh tranh quốc tế cao. Đề án Phát triển ngành chế biến rau quả vừa được Thủ tướng phê duyệt. Đặt mục tiêu năm 2030 xuất khẩu rau quả đạt 8-10 tỷ USD.
Cụ thể, đến năm 2030, kim ngạch XK rau quả đạt 8-10 tỷ USD. Trong đó, tỷ trọng giá trị kim ngạch XK sản phẩm rau quả chế biến đạt 30% trở lên. Tổn thất sau thu hoạch rau quả giảm bình quân trên 1%/năm. Trên 70% cơ sở chế biến, bảo quản rau quả XK đạt trình độ. Và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến. Công suất chế biến rau quả đạt 2 triệu tấn sản phẩm/năm, gấp gần 2 lần so với năm 2020. Thu hút đầu tư mới 50-60 cơ sở chế biến rau quả có quy mô lớn và vừa. Xây dựng, phát triển thành công một số tập đoàn. Doanh nghiệp chế biến rau quả hiện đại ngang tầm khu vực. Từ đó tăng khả năng cạnh tranh ra thị trường quốc tế.
Đẩy mạnh đầu tư nâng cao năng lực chế biến rau quả
Để hoàn thành mục tiêu, Việt Nam sẽ đẩy mạnh đầu tư nâng cao năng lực chế biến rau quả. Theo đó, trong 5 năm đầu tiên sẽ thu hút đầu tư cho 20-25 cơ sở. Trong 5 năm tiếp theo, dựa vào tình hình thị trường và khả năng sản xuất sẽ phát triển số cơ sở còn lại. Các dự án đầu tư sẽ theo tiêu chí tiên phong về công nghệ, đảm bảo yếu tố môi trường; các dự án liên tỉnh, liên vùng, có khả năng dẫn dắt… Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tập trung nâng cấp các cơ sở chế biến, bảo quản rau quả đã lạc hậu. Xây dựng các cụm liên kết chế biến, tiêu thụ với sản xuất tại các địa phương.
Xây dựng hệ thống chế biến với trang thiết bị phù hợp với các loại rau củ xuất khẩu chủ lực. Với việc đề án này, các chính sách liên quan chế biến, bảo quản rau quả sẽ được hoàn thiện. Các doanh nghiệp có thể được khuyến khích đầu tư vào chế biến sâu tạo giá trị gia tăng cao; doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tham gia vào chế biến, bảo quản rau quả dược thúc đẩy…
Hy vọng bài viết sẽ mang lại thông tin hữu ích về định hướng xuất khẩu rau củ Việt Nam. Chia sẻ bài viết cho bạn bè nếu thấy hay nhé. Đừng quên theo dõi chuyên mục Thị trường – Phân tích thị trường để cập nhật những tin tức mới nhất.