Xuất hiện gạo Ấn Độ nhưng tem mác Việt Nam. Vụ việc này đã được cục hải quan phát hiện và thu giữ số lượng gạo cập bến tại cảng Cát Lái. Lý giải cho sự việc này chính là giá nhập khẩu gạo Ấn Độ về Việt Nam rẻ hơn giá gạo Việt Nam xuất khẩu. Nên đã có một số doanh nghiệp hám lợi, thu mua gạo Ấn Độ giá rẻ để tiêu thụ ở thị trường Việt Nam. Đồng thời đóng gói và xuất khẩu đi các nước Trung Đông. Người dùng ở Trung Đông đã phản ánh lại gạo Việt Nam giống với gạo Ấn Độ giá rẻ mà họ đã mua tại siêu thị. Các cơ quan chức năng nên thu gom lại số gạo đã nhập khẩu từ Ấn Độ về Việt Nam và xử lí nghiêm các doanh nghiệp vi phạm. Sự gian dối này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Gạo Ấn Độ nhập vào Việt Nam thấp hơn giá gạo Việt Nam xuất khẩu

Gạo Ấn Độ nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là gạo non

Chỉ trong quý đầu năm, Ấn Độ đã xuất khẩu sang Việt Nam 247.000 tấn gạo, tăng đột biến so quý 1/2020. Thế nhưng tìm gạo Ấn Độ trên thị trường nội địa không dễ… vậy lượng gạo khổng lồ này đi đâu? 3 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi 74,8 triệu USD để mua gạo của Ấn Độ. Tăng hơn 554 lần về trị giá so cùng kỳ năm ngoái là 76 tấn gạo với trị giá 135.000 USD. Từ năm 2019 trở về trước, trung bình mỗi năm, gạo Ấn Độ sang Việt Nam tầm 500 đến vài nghìn tấn.

Thế nhưng trong năm đầu tiên đại dịch Covid-19 bùng phát. Việt Nam đã bất ngờ nhập khẩu 46.700 tấn gạo từ thị trường Ấn Độ. Tăng hơn 9,5 lần so với năm 2019 và xu hướng tăng này đang tiếp diễn từ đầu năm đến nay. Theo Bộ Công thương, quý 1, gần như toàn bộ các lô gạo nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam đều là gạo non-basmati. Với giá trung bình khoảng 303 USD/tấn. Thấp hơn gần 200 USD/tấn so mức 500 USD/tấn giá gạo trắng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này. Trong tháng 5, giá gạo xuất khẩu Ấn Độ nói chung có tăng. Đến cuối tháng đạt mức 382 USD/tấn.Gạo Việt Nam khoảng 493 USD/tấn duy trì từ đầu đến cuối tháng. Nhìn chung, giá gạo xuất khẩu Ấn Độ loại 5% tấm luôn thấp hơn giá gạo xuất khẩu Việt Nam cùng chủng loại trên dưới 100 USD/tấn.

Ấn Độ có lượng gạo xuất khẩu cao nhất thế giới

Trong báo cáo đầu tháng 5 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Ấn Độ tiếp tục là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.  Dự kiến xuất 15,5 triệu tấn, tăng 940.000 tấn so với năm 2020. Việt Nam duy trì vị trí thứ hai với 6,4 triệu tấn, tăng 233.000 tấn. Đứng thứ ba là Thái Lan dự kiến đạt 6,1 triệu tấn, tăng gần 400.000 tấn. Báo cáo tháng 6, USDA nâng dự báo xuất khẩu gạo năm 2021 của Ấn Độ lên mức kỷ lục mới là 17 triệu tấn. Tăng 16,8% (2,44 triệu tấn) so với năm 2020. Và cao hơn gần 3 lần quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới là Việt Nam. Vi lý do giá nhập khẩu rẻ nên xuất hiện gạo Ấn Độ tại thị trường Việt Nam với số lượng lớn.

Gạo nhập khẩu từ Ấn Độ vào Việt Nam hưởng thuế suất 0%

Gạo nhập khẩu từ Ấn Độ vào Việt Nam hưởng thuế suất 0%

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ được hỗ trợ bởi được mùa. Giá cả cạnh tranh và cơ sở hạ tầng xuất khẩu được cải thiện. Có khả năng vận chuyển gạo với số lượng lớn. Gạo nhập khẩu từ Ấn Độ vào Việt Nam có xu hướng tăng. Điều này được lý giải là do hưởng thuế suất 0% theo cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ (AIFTA). Theo AIFTA, Việt Nam cam kết xóa bỏ 80% số dòng thuế vào năm cuối lộ trình. Nghĩa là năm 2021 (71% số dòng thuế vào 2018, và 9% số dòng thuế vào 2021). 10% số dòng thuế còn lại chỉ cắt giảm vào cuối lộ trình (năm 2024).

Thế nhưng từ tháng 4, hải quan TP.HCM phát hiện một số lô hàng nhập khẩu. Với hàng chục container gạo từ Ấn Độ vào Việt Nam qua cảng Cát Lái. Đây là Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 – Cục Hải quan TP.HCM. Dù tờ khai ghi hàng có xuất xứ Ấn Độ. Nhưng kiểm tra trên bao bì, nhãn mác thể hiện là hàng… “Product in Vietnam”. Lực lượng hải quan sau đó đã giữ hàng và điều tra vụ việc. Động thái này dấy lên nghi vấn gian lận xuất xứ với mặt hàng gạo. Giống như đã xảy ra với nhiều hàng hoá khác.

Gạo Ấn Độ được dán tem mác Việt Nam

Ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE. Đây là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Đông, châu Âu. Ông cho hay trong tháng 3, tháng 4 vừa qua, nhiều đơn vị nhập khẩu gạo từ Ấn Độ về để bán trong nước và xuất khẩu tăng vọt. “Gạo Ấn nhập về Việt Nam trong mấy tháng trước nhiều lắm. Nhiều người bảo tiêu thụ trong nước. Nhưng cứ thử vào siêu thị hay đến các quầy hàng gạo hỏi xem mua gạo Ấn Độ có không?Trên thị trường bán lẻ tại Việt Nam toàn gạo Việt, ST24, ST25, gạo giống Đài, giống Thái, giống Nhật. Giống Campuchia, hoặc nhập từ Thái, Nhật, Campuchia… chứ không hề thấy gạo Ấn.

Như vậy, có thể hiểu gạo Ấn được trà trộn gắn nhãn mác gạo Việt để bán. Vì đã có hàng trăm ngàn tấn được nhập khẩu chỉ trong 3 tháng. Một số tạm nhập tái xuất, nhưng xuất đi hay không thì thật sự không rõ. Trong thời gian qua, có một số lô bị hải quan kiểm tra. Phát hiện gạo từ Ấn về mà trên bao bì ghi gạo được sản xuất từ Việt Nam. Cục hải quan đã giữ lại để xử lý. Thông tin này đang gây hại cho thương hiệu gạo Việt. Trong tháng 4, đã có khách hàng từ Trung Đông phản ánh với chúng tôi. Họ mua gạo từ Việt Nam có chất lượng y chang gạo giá rẻ của Ấn trước đây”.

Gạo Ấn Độ nhưng bao bì lại là của Việt Nam

Nhập khẩu gạo Ấn Độ về Việt Nam đã có dấu hiệu giảm

“Từ tháng 5 đến nay, gạo nhập từ Ấn Độ về giảm do nguồn cung trong nước tăng. Còn hàng tạm nhập tái xuất cũng khó “có cửa” do cước vận tải biển từ Ấn Độ và Việt Nam tăng vọt sau khi Ấn Độ bùng phát dịch bệnh liên tục mấy tháng qua. “Hiện giá gạo trắng Ấn Độ và gạo Việt Nam chênh nhau khoảng 80 – 100 USD/tấn. Trong quý 2 lượng gạo nhập từ Ấn giảm hắn và quý 3 chắc chắn sẽ giảm nữa. Qua đây cho thấy, quản lý xuất nhập khẩu gạo cần phải siết chặt, chỉ cần một lô hàng bị giả, sẽ ảnh hưởng đến uy tín của cả ngành”, ông Có nói.

Gạo Ấn Độ các đơn vị nhập năm nay là từ mùa 2019-2020. Cất trong kho gần 2 năm rồi, nên phẩm cấp thấp. Đa số nhà nhập khẩu bảo nhập để bán cho các nhà máy sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, bún, bánh… Sử dụng các loại gạo này thì chất lượng sản phẩm không thể cao được. Ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng. Ông cho rằng, nhà nước nên có biện pháp giám sát chất lượng và lượng gạo nhập về từ Ấn Độ thế nào, kinh doanh mua bán ra sao. Đặc biệt, với doanh nghiệp nhập khẩu có vi phạm về xuất xứ. Ví dụ như bao bì đã gắn sẵn mác được sản xuất tại Việt Nam. Phải rút giấy phép kinh doanh để ngăn chặn hành vi phá hoại ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam.